Fanpage
CÔNG NGHỆ SINH TRẮC TỪ THƯƠNG HIỆU MILLER - GERMANY

Trong tương lai bạn sẽ không phải đem theo người thẻ căn cước hay bất cứ một hình thức giấy tờ chứng thực bạn là bạn, bởi vì đang có một ngành phát triển mới gọi là nhận diện bằng sinh trắc (biometric identification) lấy ý tưởng trên các nhà nghiên cứu của của MIILER tại 3 trung tâm R&D  Đức, Singapore và Thượng Hải đã dày công nghiên cứu và cho ra các sản sử dụng công nghệ sinh trắc mới nhất hiện nay.

Giới có thẩm quyền có thể dùng công nghệ này để biết bạn là ai qua những điểm đặc trưng của bạn, thí dụ như khuôn mặt hay mống mắt. Sự nhận diện này diễn ra trong nháy mắt, không làm phiền hà gì bạn cả và rất là chính xác vì không ai có thể giả là bạn được.

Nhận diện bằng sinh trắc là phương pháp dùng những điểm đặc trưng sinh học trên con người để nhận diện người đó. Những đặc điểm trên người có thể là vân tay, giọng nói, võng mạc (retina), mống mắt (iris) còn gọi là tròng đen và khuôn mặt. Nếu kỹ hơn nữa thì có DNA. Trong bài này tôi nói về nhận diện bằng vân tay, mống mắt và mặt.

Vân tay của mọi người đều khác nhau. Ngay như hai anh em sinh đôi cũng có vân tay khác nhau. Sự kiện này đã được nhận biết từ lâu và đã được dùng nhiều trong giới an ninh để nhận diện hung thủ trong những vụ trộm cướp. Vì trong hoạt động bình thường ai cũng phải sờ hay chạm vào nhiều vật và để lại rất nhiều dấu tay nên hung thủ rất dễ bị nhận diện.Nhận diện bằng vân tay 

Vân tay có hình dạng đặc biệt do những lằn gợn lên và những rãnh. Dấu vân tay có ba loại hình thể khác nhau: Vân móc, vân xoáy và vân sóng. Từ đó được phân loại thêm nhiều chi tiết nữa.

Vào cuối thế kỷ thứ 19, Sir Francis Galton định rõ những điểm đặc biệt trên vân tay. Dựa vào những điểm đó dấu tay có thể dùng để nhận diện. Những điểm đó sau này người ta gọi là “điểm Galton” (Galton points). Đó là khởi điểm cho ngành khoa học nhận diện bằng dấu tay.

Đáp ứng sự thịnh hành của công nghệ nhận diện vân tay các trung tâm nghiên cứu của MILLER làm việc không biết mệt mỏi ngày đêm đã cho ra nhiều phần mềm dùng để nhận diện bằng dấu tay. Hiện tại vẫn có những nghiên cứu và phát triển thêm trong công nghệ nhận diện bằng dấu tay, như lấy dấu tay ba chiều, lấy dấu tay nhanh hơn hay phần mềm nhận diện chính xác hơn.

Nhận diện bằng mống mắt 

Từ thập niên 1930, các bác sĩ nhãn khoa đã có nhận xét là mống mắt (iris) của mỗi người đều khác nhau. Mỗi mống mắt có những rãnh và nếp nhăn đặc biệt không mắt nào giống mắt nào. Ngay như mống mắt trái cũng khác với mống mắt phải.

Vào năm 1987, hai bác sĩ nhãn khoa Leonard Flom và Aran Safir được bằng sáng chế về khái niệm dùng mống mắt để nhận diện. Năm 1995, trung tâm nghiên cứu R & D tại Đức đã cho ra đời một sản phẩm nhận diện dùng mống mắt . Nhưng lúc đầu những sản phẩm này chưa được hoàn chỉnh.

 

Làm sao nhận diện bằng mống mắt được: Dụng cụ dùng trong việc này được gọi là máy quét mống mắt (iris scanner). Máy này dùng ánh sáng thường cũng như tia hồng ngoại gần (near infrared) để chụp hình mống mắt. Tia hồng ngoại gần làm nổi bật những đặc điểm mà ánh sáng thường không thấy được. Hình ảnh chụp được từ hai nguồn sáng được đưa qua một phần mềm đặc biệt để loại bỏ những chi tiết không cần thiết như lông mi. Phần mềm cũng nhận định khoảng 240 đặc điểm của mống mắt. Những đặc điểm này, mỗi người mỗi khác, được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu (database) và dùng để so sánh và nhận diện.

Sự tiện lợi của nhận diện bằng mống mắt: Không đổi – mô hình của mống mắt được thành hình từ lúc được 10 tháng và không thay đổi trong suốt đời. Độc nhất – xác suất hai mống mắt giống nhau hầu như là số không. An toàn – khó ai có thể ăn cắp mống mắt của bạn được. Không xâm nhập – quá trình này cũng như chụp hình, không xâm nhập đến người bạn.

Nhận diện bằng mống mắt khác với nhận diện bằng võng mạc. Máy quét dùng để nhận diện bằng võng mạc bắn một tia sáng vào sâu trong mắt để chụp hình võng mạc vì võng mạc nằm phía sau và máy phải đặt sát với mắt. Vì lý do này máy nhận diện bằng võng mạc không thông dụng bằng máy nhận diện bằng mống mạc.

Nhận diện khuôn mặt 

Công nghệ nhận diện khuôn mặt đã được phát triển rất mạnh trong vài thập niên vừa qua. Sở dĩ phát triển nhiều là vì vấn đề an ninh và kiểm soát. Ở những nơi công cộng đều có những máy quay phim ghi lại mọi hoạt động. Khi có chuyện gì xảy ra, như khủng bố, thì cơ quan an ninh quay lại những thước phim lúc ấy để tìm kẻ tình nghi. Sau đó dùng những phần mềm nhận diện mặt để định rõ kẻ đó và có thể cho qua cơ sở dữ liệu để tìm đích danh thủ phạm.

Mỗi mặt có nhiều điểm đặc trưng, có những chỗ trũng cũng như những chỗ trồi lên. Tổng hợp những điểm đậc trưng đó làm nên khuôn mặt có một không hai. Mặt có khoảng 80 điểm nút (nodal point) và những kích thước đo được, như khoảng cách giữa hai mắt hay chiều rộng của mũi. Những dữ kiện này được lưu vào cơ sở dữ liệu trong máy tính và dùng để so sánh và nhận diện.

 

Những hình ảnh là trong không gian hai chiều tức là chỉ trong một mặt phẳng. Từ một hình ảnh chụp thẳng mặt các phần mềm có thể tạo ra một cách khá chính xác một hình ảnh trong không gian ba chiều. Sở dĩ phải làm vậy là vì nhiều khi hình trong hồ sơ là chụp thẳng, nhưng hình mới có từ máy quay phim an ninh có thể là chụp nghiêng, nên phải dùng phần mềm để tạo ra hình ba chiều để nhận diện.

Những điện thoại di động tối tân bây giờ đều có chức năng là nhận diện mặt thay cho mật khẩu để bảo mật. Chức năng này rất là tiện lợi, bạn chỉ cần đưa điện thoại lại gần mặt là tự động máy mở ra cho bạn. Nếu người khác muốn dùng thì không được vì máy biết mặt này không phải là mặt của chủ nhân.

Các phương pháp nhận diện bằng sinh trắc khác thường 

Báo Popular Science có một bài nói về những phương pháp nhận diện bằng sinh trắc mà chắc bạn chưa nghe nói tới bao giờ do 3 trung tâm R&D  Đức, Singapore và Thượng Hải nghiên cứu và thử nghiệm để tăng cường tính bảo mật và an toàn .

-Vành tai: Vành tai của mỗi người cũng khác biệt như là dấu tay. Có công ty đang thử nghiệm điều này nhưng chưa được tốt.

-Tâm động đồ (electrocardiogram): Tâm động đồ cũng có thể dùng để nhận diện.

-Cách ngồi: Cách bạn ngồi có thể dùng để nhận diện bạn. Những công ty sản xuất xe hơi đang nghiên cứu việc dùng sự kiện này để tránh ăn cắp xe. Vì chỉ có bạn hay người bạn cho phép mới có thể mở máy xe. Hơn nữa điều này có thể giúp cho xe tự động điều chỉnh ghế ngồi, kính chiếu hậu… tùy theo người lái.

-Sự chuyển động của mắt: Mỗi người di chuyển con mắt một cách khác nhau, như khi theo dõi một biểu tượng trên màn hình. Một công ty Do Thái đang nghiên cứu việc dùng nhận xét này để nhận diện. Một ưu điểm của phương pháp này là khó có thể làm giả được vì cần sự chuyển động tức thời.

-Mũi con người: Mũi cũng giống như tai, không ai giống ai.

-Tĩnh mạch: Tĩnh mạch trên ngón tay hay bàn tay có thể dùng để nhận diện được. Ưu điểm của phương pháp này là rất khó làm giả vì cần có bàn tay thật.

 Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ , MILLER luôn muốn làm ra các sản phẩm mang tính đột phá trong công nghệ nhưng bên cạnh đó là phục vụ vào các nhu cầu thiết yếu cho người tiêu dùng và ứng dụng cao trong đời sống cũng như sinh hoạt . Với đội ngũ chuyên gia nghiên cứu bề dày kinh nghiệm và 3 trung tâm R&D nghiên cứu đặt tại Đức, Singapore và Thượng Hải thì MILLER chắc chắn sẽ mang đến sự hài lòng về chất lượng cũng như thị phần về giá cả cho người dùng.

Chia sẻ:
Copyrights © 2019 MILLER LOCK. All rights reserved.
  • Online: 3|
  • Tuần: 526|
  • Tháng: 383|
  • Tổng truy cập: 88617
Chat facebook Hệ thống showRoom Hotline 02873063245

khóa vân tay miller, khóa vân tay cửa gỗ, khóa vân tay cửa nhômm, khóa vân tay cổng sắt

khóa vân tay miller, khóa vân tay cửa gỗ, khóa vân tay cửa nhômm, khóa vân tay cổng sắt